Tổng Giám Đốc
– Tổ chức, điều hành, kiểm tra các hoạt động của toàn công ty và các đơn vị trực thuộc.
– Tổ chức bộ máy quản lý, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để duy trì các hoạt động của công ty.
– Chỉ đạo Phó Tổng giám đốc và các phòng ban/bộ phận xây dựng chiến lược phát triển của công ty.
– Đề ra chính sách, mục tiêu chất lượng của công ty.
– Xem xét sự phù hợp của hệ thống và ra quyết định cải tiến hệ thống chất lượng.
Phó Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc phụ trách Kỹ Thuật:
– Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc.
– Điều hành trực tiếp các hoạt động của bộ phận kỹ thuật, kỹ sư.
Đại diện lãnh đạo:
– Điều hành chung hệ thống chất lượng của công ty.
– Xem xét, đánh giá hệ thống hiện có tại văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc.
– Cùng với Tư vấn lập kế hoạch chi tiết cho quá trình triển khai dự án
– Phổ biến cho các Trưởng, Phó phòng ban/bộ phận và đơn vị phụ thuộc tiến hành viết các thủ tục, chỉ dẫn công việc, sổ tay chất lượng theo kế hoạch đề ra cho các lĩnh vực hoạt động của công ty.
– Theo dõi việc thực hiện và báo cáo trực tiếp cho Ban chỉ đạo và Tổng Giám Đốc
– Tổ chức và giám sát đánh giá chất lượng nội bộ
– Tham gia các hoạt động khắc phục phòng ngừa khi được phát hiện.
Trưởng phòng Quản Lý Tài Chính kiêm Kế toán trưởng
– Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám Đốc.
– Phối hợp với các phòng ban/bộ phận trong Công ty để thực hiện kế hoạch được giao.
– Phụ trách lĩnh vực tài chính của toàn công ty.
– Xem xét và trình Tổng Giám Đốc các báo cáo tài chính theo quy định hiện hành của các ngành có chức năng.
– Lập kế hoạch tài chính, kế hoạch bảo toàn vốn, tổ chức quản lý và huy động các nguồn vốn vào kinh doanh có hiệu quả.
– Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các văn bản luật, dưới luật và các chủ trương chính sách quản lý tài chính do các cấp ban hành vào các hoạt động tài chính tại công ty.
– Tổ chức thực hiện công việc liên quan đến tổ chức bộ máy, nhân sự và hành chánh tại công ty.
– Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc liên quan đến tổ chức bộ máy, nhân sự và hành chánh tại công ty và các đơn vị trực thuộc.
– Căn cứ vào đề nghị của các phòng, ban và đơn vị trực thuộc về nhu cầu lao động, xin ý kiến với Ban Tổng Giám Đốc để giải quyết nhu cầu về tuyển dụng.
– Chủ động đề xuất với Ban Tổng Giám Đốc quyết định các vấn đề khen, thưởng, kỷ luật nhân viên cũng như vấn đề đào tạo cho nhân viên cũ và mới.
– Cùng với Ban Tổng Giám Đốc định ra phương hướng liên quan đến việc sử dụng nguồn lực lao động có hiệu quả nhất.
– Kết hợp cùng các phòng ban khác đề ra kế hoạch tiền lương trình Tổng Giám Đốc quyết định.
– Quản lý các công văn đi, đến, con dấu và chịu trách nhiệm sử dụng con dấu.
– Báo cáo trực tiếp đến TGĐ các công việc hàng ngày của phòng.
Trưởng Phòng Sản Xuất Kinh Doanh
– Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám Đốc.
– Phối hợp với các phòng ban/bộ phận trong Công ty để thực hiện kế hoạch được giao.
– Lập kế hoạch kinh doanh của công ty hàng năm.
– Chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
– Tổ chức theo dõi, thực hiện theo đúng những gì đã được cam kết trong hợp đồng.
– Kết hợp với các phòng ban khác để giải quyết các khiếu nại của khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm.
– Theo dõi, báo cáo trực tiếp với Tổng Giám đốc kết quả kinh doanh hàng quý, hàng năm.
– Cùng với Trưởng phòng Quản lý Tài chính cân đối, sử dụng vốn có hiệu quả nhất.
– Điều hành các dự án do công ty triển khai.
Phó Giám Đốc Xí Nghiệp
– Tham mưu giúp việc cho Giám đốc xí nghiệp
– Vận hành máy:
• Giai đoạn chuẩn bị
– Kiểm tra hệ thống điện nguồn.
– Kiểm tra nguồn vật liệu: cát, đá, xi măng, phụ gia, nước đã sẵn sàng
– Kiểm tra công nhân đã vào vị trí làm việc đầy đủ chưa.
• Giai đoạn khởi động
Khi khởi động phải tuân thủ theo trình tự sau:
– Mở điện nguồn cấp cho bàn điều khiển
– Mở máy nén khí hoạt động đủ hơi.
– Mở công tắc khởi động bồn trộn, đợi ổn định, lần lượt khởi động băng tải chuyển cốt liệu nghiêng và ngang.
– Kiểm tra lại cấp phối Mac bê tông đã lưu trong máy.
– Kiểm tra, nhấp các cửa, I/B, Mixer, cửa xả cốt liệu xem cát van Solenoil, xi lanh đóng mở hoạt động bình thường không.
• Giai đoạn sản xuất
– Khởi động chương trình vận hành, chuyển toàn bộ bàn phím điều khiển sang chế độ tự động.
– Nhập mác bê tông cần sản xuất sau đó nhấn enter.
– Nhấn Start máy sẽ hoạt động ở chế độ tự động hoàn toàn và làm việc theo những thông tin đã nhập (trường hợp máy làm việc bình thường không có sự cố xảy ra).
– Nếu họat động bình thường mà sự cố nhỏ xảy ra thì người vận hành máy phải theo trình tự ngược lại so với khi khởi động và xử lý sự cố.
– Nếu sự cố lớn như ngắt mạch, chạm máy thì người vận hành phải tắt ngay nguồn điều khiển trên bàn điều khiển, rồi lần lượt trả về trạng thái ban đầu theo trình tự ngược lại của khi khởi động máy, báo ngay bộ phận kỹ thuật, giám đốc đề ra phương án sửa chữa.
• Giai đoạn kết thúc:
– trước khi kết thúc và đóng máy phải vệ sinh thùng trộn và băng tải bằng nước rồi dừng máy theo trình tự ngược lại khi khởi động.
– kết thúc ca làm việc cuối ngày phải làm vệ sinh sạch thùng trộn không để bê tông bám dính bên trong bằng cách dùng máy đục bê tông để làm sạch. (chú ý khi vệ sinh thùng trộn phải tắt nguồn động lực cũng như nguồn điều khiển để đảm bảo an toàn lao động).