
Theo đề xuất của Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ mới đây, tất cả các đối tượng được cấp visa vào Việt Nam từ 3 tháng trở lên được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Huy động nguồn lực “ngoại”
Đề xuất của Bộ Xây dựng nếu được Chính phủ thông qua sẽ giải quyết được nhu cầu nhà ở của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; Mặt khác, huy động được nguồn tài chính từ nước ngoài, gián tiếp tạo điều kiện cho môi trường đầu tư, kinh doanh góp phần nâng cao tính thanh khoản cho thị trường hiện nay.
Bên cạnh đó, đề xuất này có khá nhiều điểm tích cực. Chẳng hạn, thực tế khá nhiều người bạn, đối tác của tôi là người Hàn Quốc, Nhật Bản… làm việc tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh rất quan tâm về vấn đề sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đã đánh giá rất cao “sáng kiến” của Bộ Xây dựng. Ngoài ra, đây cũng sẽ là động lực làm tăng tính thanh khoản cho phân khúc trung và cao cấp trên thị trường.
Tuy nhiên, Chính phủ, Bộ Xây dựng sớm có quyết định và cụ thể hóa thời điểm thực hiện chính sách này để các cá nhân, tổ chức nước ngoài biết rõ và có kế hoạch đầu tư, mua nhà.
Mặt khác, Bộ Xây dựng cũng cần làm rõ các vướng mắc sau: Thời hạn sở hữu, có gia hạn hay không? Quan điểm của Bộ Xây dựng khi cá nhân, tổ chức người nước ngoài mua, bán chuyển nhượng, thừa kế…
Nên “nới rộng” với đối tượng Việt kiều
Tôi rất đồng tình với đề xuất của Bộ Xây dựng về việc nới lỏng đối tượng và điều kiện mua, sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho người nước ngoài.
Bởi lẽ, chính sách này sẽ phần giúp nào cải thiện tính thanh khoản cho thị trường trong bối cảnh bất động sản (BĐS) trầm lắng như hiện nay.
Để thu hút lượng lớn kiều hối từ nước ngoài đổ vào thị trường BĐS Việt Nam thì Nhà nước nên “mở cửa” chính sách ưu tiên cho các Việt kiều muốn hồi hương về nước làm ăn, sinh sống. Theo tôi được biết, đến hết quý II/2013, cả nước mới chỉ có 126 tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tập trung chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương…
Ngoài ra cũng cần nhìn nhận tổng thể thị trường BĐS Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn trong những năm tới. Do đó, việc ban hành các văn bản chính sách sát với thực tiễn là điều hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường.
“Không phải là giải pháp cứu BĐS”


Cùng với đó, nên cân nhắc xem người nước ngoài là nhóm đối tượng mở rộng hợp lý của một thị trường đã phát triển, chứ không hẳn là một biện pháp “chữa cháy” khi thị trường gặp khó khăn.